Lịch sử Liên_đoàn_Ả_Rập

Sau khi thông qua Nghị định thư Alexandria vào năm 1944, Liên đoàn Ả Rập được thành lập vào ngày 22 tháng 3 năm 1945. Nó có mục tiêu trở thành một tổ chức khu vực của các nhà nước Ả Rập, tập trung vào phát triển kinh tế, giải quyết các tranh chấp và phối hợp các mục tiêu chính trị.[7] Các quốc gia khác sau đó gia nhập liên đoàn.[8] Mỗi quốc gia có một phiếu trong hội đồng. Hành động lớn đầu tiên là can thiệp chung, được cho là nhân danh đa số cư dân Ả Rập bị trục xuất khi nhà nước Israel xuất hiện vào năm 1948 (và nhằm phản ứng trước kháng nghị của quần chúng trong thế giới Ả Rập), song phần lớn các bên tham gia cuộc can thiệp này đã chấp thuận cùng người Israel phân chia nhà nước Palestine của người Ả Rập do Liên Hiệp Quốc đề xuất, và Ai Cập can thiệp chủ yếu nhằm ngăn chặn đối thủ của họ tại Amman đạt được mục tiêu.[9]Tiếp đó là hình thành hiệp ước phòng thủ chung vào hai năm sau đó. Một thị trường chung được thành lập vào năm 1965.[7][10]

  • 1942: Anh Quốc xúc tiến ý tưởng về một Liên đoàn Ả Rập trong nỗ lực nhằm lôi kéo người Ả Rập làm đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • 1944: Các đại biểu chính thức từ Ai Cập, Iraq, Liban, Bắc Yemen, Ả Rập Xê Út, và Ngoại Jordan họp tại Alexandria, Ai Cập và đồng thuận thành lập Liên đoàn Các quốc gia Ả Rập.
  • 1945: Các quốc gia Ả Rập ký kết Công ước Liên đoàn Ả Rập, chính thức khởi đầu Liên minh.
  • 1945: Các quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập tuyên bố tẩy chay các doanh nghiệp Do Thái tại Palestine (vẫn tiếp tục sau khi Israel được thành lập, nằm trong cuộc tẩy chay tổng thể Israel của Liên đoàn Ả Rập).
  • 1946: Các thành viên Liên đoàn Ả Rập ký kết Hiệp định Văn hoá.
  • 1948: Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948.
  • 1950: Các thành viên Liên đoàn ký kết Hiệp định Hợp tác Phòng thủ và Kinh tế chung.
  • 1953: Các thành viên Liên đoàn thành lập hội đồng Kinh tế và Xã hội; Libya gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1956: Sudan gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1958: Maroc và Tunisia gia nhập Liên đoàn Ả Rập; Liên Hiệp Quốc công nhận Liên đoàn Ả Rập và xác định đây là một tổ chức của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá tại khu vực Ả Rập.
  • 1961: Kuwait gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1962: Algérie gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1964: Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được triệu tập tại Cairo; Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học Liên đoàn Ả Rập (ALECSO) được thành lập; một hội nghị thượng đỉnh liên đoàn thứ nhì được tổ chức vào mùa thu cùng năm đã hoan nghênh thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
  • 1967: Nam Yemen gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1971: Oman, Bahrain, Qatar, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1973: Mauritania gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1974: Somalia và Palestine (đại diện là PLO) gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1976: Hội nghị thượng đỉnh liên đoàn tại Cairo uỷ quyền thành lập và triển khai một lực lượng duy trì hoà bình Ả Rập tại Liban, chủ yếu là của Syria.
  • 1977: Djibouti gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1979: Liên đoàn đình chỉ tư cách thành viên của Ai Cập do Tổng thống Anwar Sadat sang thăm Jerusalem và hiệp định hoà bình của Ai Cập với Israel; Liên đoàn Ả Rập chuyển trụ sở sang Tunis.
  • 1987: Liên đoàn Ả Rập nhất trí tán thành một tuyên bố của Iraq về bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình trong tranh chấp với Iran.
  • 1989: Liên đoàn nhận lại Ai Cập làm thành viên, trụ sở của liên đoàn trở về Cairo.
  • 1990 (tháng 5): Một hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Baghdad chỉ trích các nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn chặn Iraq phát triển công nghệ vũ khí tiên tiến.
  • 1990 (tháng 8): Trong một hội nghị khẩn cấp, 12 trong số 20 quốc gia hiện diện đã lên án việc Iraq xâm chiếm Kuwait; nước Yemen thống nhất gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1993: Comoros gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
  • 1994: Liên đoàn Ả Rập lên án quyết định của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh về việc kết thúc cấm vận mậu dịch trong khu vực chế tạo và dịch vụ chống Israel, nhấn mạnh chỉ có Hội đồng Liên đoàn Ả Rập mới có thể đưa ra một thay đổi chính sách như vậy, và các quốc gia thành viên không thể hành động độc lập về các vấn đề như vậy.
  • 1996: Hội đồng Liên đoàn Ả Rập quyết định rằng Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ nên chia sẻ nguồn nước các sông EuphratesTigris công bằng giữa họ. (Sau than phiền của Syria và Iraq rằng việc xây dựng nhiều công trình tại miền nam Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu hạn chế nguồn cung cấp nước của họ.)
  • 1998: Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập lên án việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại Iraq; Các bộ trưởng nội vụ và tư pháp Liên đoàn Ả Rập ký một hiệp định nhằm tăng cường hợp tác chống lại chủ nghĩa khủng bố; Liên đoàn Ả Rập kịch liệt phản đối các cuộc tấn công bằng bom nhằm vào các đại sứ quán Hoa Kỳ tại KenyaTanzania cùng việc Hoa Kỳ tấn công bằng tên lửa vào AfghanistanSudan.
  • 2002: Sáng kiến Hoà bình Ả Rập. Trong hội nghị nghị thượng đỉnh thường niên tại Beirut vào tháng 3, Liên đoàn Ả Rập đề xuất bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Israel nhằm đổi lấy việc Israel triệt thoái khỏi các đường biên giới được quốc tế công nhận vào năm 1967, nghĩa là Irael rút khỏi Bờ Tây, Dải Gaza, Đông Jerusalem, Cao nguyên Golan và một giải pháp công bằng, được dàn xếp về việc hồi hương những người tị nạn Palestine và hậu duệ của họ.
  • 2002: Nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi đe doạ rút khỏi Liên đoàn, do "sự bất lực Ả Rập" trong giải quyết các cuộc khủng hoảng giữa Hoa Kỳ và Iraq và xung đột Israel–Palestine.
  • 2003: Liên đoàn Ả Rập bỏ phiếu với tỷ lệ 21–1 ủng hộ một nghị quyết yêu cầu triệt thoái lập tức và vô điều kiện các binh sĩ Mỹ và Anh ra khỏi Iraq, (Kuwait bỏ phiếu chống.)
  • 2006: Các thành viên Liên đoàn Ả Rập quyết định phá vỡ các chế tài chống lại Chính phủ Palestine của Hamas, nhằm phản ứng trước sự kiện bị chỉ trích rộng rãi tại Beit Hanun do Israel gây ra.
  • 2007: Phái đoàn Liên đoàn Ả Rập đến Israel lần đầu tiên trong lịch sử, nhằm thảo luận về Sáng kiến Hoà bình Ả Rập mới được tái xác nhận của Liên đoàn, cũng như mối đe doạ từ Hamas và các tổ chức cực đoan Hồi giáo khác.
  • 2011: Nam Sudan có đa số là người da đen bỏ phiếu ly khai khỏi Sudan do người Ả Rập lãnh đạo. Các cuộc cách mạng lật đổ chính phủ tại Tunisia và Ai Cập. Liên đoàn Ả Rập đình chỉ quyền thành viên của Libya sau khi chế độ Gaddafi trấn áp các cuộc tuần hành, và chấm dứt đình chỉ sau khi chế độ này bị lật đổ. Liên đoàn Ả Rập đình chỉ tư cách thành viên của Syria vào tháng 11 năm 2011 vì đàn áp biểu tình..

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_đoàn_Ả_Rập http://www.alittihad.ae/details.php?id=31500&y=201... //nla.gov.au/anbd.aut-an35295859 http://www.census2010.gov.bh/results_en.php http://www.historyandtheheadlines.abc-clio.com/Con... http://geography.about.com/library/faq/blqzlowestp... http://www.al-bab.com/arab/docs/league/peace02.htm http://www.aljazeera.com/indepth/features/2014/03/... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2014/03/o... http://www.cnn.com/2013/07/30/world/meast/arab-lea... http://www.history.com/this-day-in-history/arab-le...